Uncategorized @vi

Tìm Hiểu Tất Tần tật Về Ống Thủy Lực

Tim Hieu Tat Tan Tat Ve Ong Thuy Luc

Nói đến ống thủy lực, đây là 1 trong những loại ống cực kỳ quan trọng trong việc kết nối giữa các hệ thống, bên cạnh đó, loại ống này còn có thể được sử dụng để truyền dẫn dầu hay chứa dầu, với khả năng chịu được áp suất và nhiệt độ cao. Ống thủy lực còn có tên gọi khác là ống tuy ô, và cũng được phân loại thành 1 số loại ống khác nhau, vậy bạn đã hiểu rõ công dụng và cách lựa chọn ống thủy lực sao cho đúng chưa? Hãy để bài viết này cung cấp tất tần tật các thông tin về ống thủy lực, về khái niệm, phân loại và cả cách để lựa chọn ống thủy lực sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn nhất nhé.

Thế nào là ống thủy lực?

Ống thủy lực hay còn được gọi với tên là tuy ô thủy lực, đây là 1 phụ kiện không thể thiếu được của hệ thống, vận hành bằng dầu, với chức năng chính đó chính là chứa dầu hay các chất lỏng thủy mang năng lượng, từ đó dẫn truyền các chất lỏng đó đến các thiết bị khác như bơm, xi lanh, van…Ống thủy lực đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc vận chuyển các chất, bởi lẽ nếu ống thủy lực bị rò rỉ hay hỏng hóc sẽ ảnh hưởng nặng nề đến hiệu suất hoạt động của hệ thống thủy lực, không đạt được chất lượng mà người sử dụng mong muốn.

The Nao La Ong Thuy Luc

Ống thủy lực đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc vận chuyển các chất

Áp suất làm việc của ống thủy lực

Nếu đối với hệ thống khí nén, thông thường áp suất hoạt động của hệ thống này sẽ chỉ động ở mức 8 đến 10 bar, thế nhưng đối với hệ thống thủy lực thì sẽ làm việc ở mức áp suất cao hơn nhiều để có thể sinh lực và momen. Áp suất thông thường của hệ thống thủy lực hoạt động đó chính là khoảng 200 bar, dành cho các loại máy móc cơ giới, máy nâng hoặc máy ép…

Ống thủy lực không phải chỉ cần giữ chất lỏng, dẫn truyền chất lỏng sao cho chúng không được rò rỉ ra ngoài. mà bên cạnh đó, ống thủy lực còn phải chịu được áp suất nơi làm việc nữa. Do đó, trong quá trình chế tạo và sản xuất ống thủy lực, hầu như bất kỳ nhà sản xuất nào đều phải tính toán, chú ý và sản xuất sao cho ống thủy lực có khả năng chịu được áp suất cao, chịu được áp lực từ các sự cố, sự quá tải để đảm bảo rằng trong quá trình sử dụng ống thủy lực không xuất hiện bất kỳ vết nứt nào gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ thống. Bên cạnh đó, khi ống thủy lực bị nứt, dẫn đến việc thất thoát lượng khi, lượng dầu đang vận chuyển, dẫn đến chi phí khi xử lý môi trường tăng cao.

Ap Suat Lam Viec Cua Ong Thuy Luc

Áp suất thông thường của hệ thống thủy lực hoạt động đó chính là khoảng 200 bar, dành cho các loại máy móc cơ giới

Nhiệt độ ống thủy lực có thể chịu được trong quá trình hoạt động

Nói đến mức độ chịu đựng của ống thủy lực còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, điển hình như nhiệt độ môi trường, thời gian làm việc của các hệ thống, tính chất của loại chất lỏng mà ống thủy lực vận chuyển, hệ thống làm mát…

Một trong những yếu tố tác động rất lớn đến ống thủy lực đó chính là nhiệt độ, ở trạng thái bình thường tại các hệ thống nhỏ, dầu thủy lực thường có nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ của môi trường, tuy nhiên tại các hệ thống lớn thì khác, những hệ thống này thường có công suất lớn với tần suất làm việc liên tục thì nhiệt độ giữa dầu và ống có thể chênh lệch đến hàng trăm độ C.

Đối với những hệ thống lớn có sử dụng đường ống dài, các hệ thống này thường sử dụng hệ thống làm mát ở một số vùng, do đó trong quá trình làm việc với mức nhiệt độ cao , đòi hỏi cần phải sử dụng hệ thống có đường dẫn dầu chịu được mức nhiệt độ này, nhất là đối với những hệ thống, máy móc được sử dụng trong các ngành khai thác dầu khí, xưởng đúc hay lò hơi thì nhiệt độ tăng lên do các tác nhân từ môi trường bên ngoài sẽ càng cao hơn nữa.

Nhiet Do Ong Thuy Luc Co The Chiu Duoc Trong Qua Trinh Lam Viec

Khả năng chịu nhiệt của ống thủy lực phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

Các loại ống thủy lực hiện nay

Cũng bởi nhu cầu sử dụng trong từng môi trường khác nhau, đòi hỏi cần cải tiến trong việc sản xuất ống thủy lực và ngày càng đa dạng hơn nữa, Ngày nay, trên thị trường có 2 loại ống thủy lực chính, được sử dụng rộng rãi trong các ngành nghề đó chính là ống thủy lực cứng và ống thủy lực mềm. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về 2 loại ống này ở phần tiếp sau đây nhé:

Tìm hiểu về ống thủy lực cứng

Ống thủy lực cứng hay còn có tên tiếng anh là ống Hydraulic tube, không chỉ được sử dụng trong hệ thống thủy lực mà trong hệ thống khí nén loại ống này cũng được sử dụng. Thông thường, những vật liệu được sử dụng để cấu tạo nên ống thủy lực cứng đó chính là các loại kim loại, các loại hợp kim như thép không gỉ, thép, đồng, đồng thau, thép mạ, tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn ống thủy lực cứng với chất liệu riêng biệt, ví dụ như óng có tác dụng chống oxy hóa, ống chống va đập hay ống chống ăn mòn…

Ống thủy lực cứng có các ưu điểm như có chất lượng tốt, có khả năng chịu được áp suất và nhiệt độ cao. Bên cạnh đó ống thủy lực cứng còn có khả năng tỏa nhiệt dầu ra môi trường bên ngoài một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Và ưu điểm lớn nhất, đó chính là ống thủy lực cứng có mức giá rẻ hơn nhiều so với ống thủy lực mềm cùng loại.

Tuy nhiên, ống thủy lực cứng lại có các khuyết điểm như: loại ống này thường được lắp đặt 1 cách cố định, có kích thước lớn do đó khó khăn trong việc di chuyển cũng như lắp ráp. Do đó, ống thủy lực cứng thường được sử dụng khi cần phải vận chuyển dầu hay chất lỏng đi xa, hoặc lắp đặt cố định trong các khu công nghiệp, nhà máy, xưởng…

Tim Hieu Ve Ong Tuy O Thuy Luc Cung

Ống thủy lực cứng được sử dụng trong cả hệ thống khí nén

Ống thủy lực mềm

Ống thủy lực mềm còn được biết đến với tên tiếng anh là Hydraulic pipe. Đây là loại ống được sử dụng nhiều và phổ biến, nhất là trong các hệ thống thủy lực cả lớn và nhỏ. Nếu như nói ống thủy lực cứng như là trục chính, là tinh mạch thì ống thủy lực mềm lại đóng vai trò như tĩnh mạch, là con đường nhỏ vận chuyển chất lỏng đến các van, các bộ lọc, các xi lanh thủy lực…

Ống thủy lực mềm được cấu tạo từ 3 phần chính bao gồm phần ống, phần gia cố và phần vỏ ngoài.

  • Phần vỏ ngoài: đây là phần giúp bảo vệ phần ống và phần gia cố bên trong, thường được làm từ chất liệu cao su tổng hợp bởi chất liệu này có thể chịu được các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ môi trường, thậm chí có thể bền khi phải ngâm trong nước biển, dầu hay hóa chất. Đây sẽ là phần giúp ống thủy lực tránh bị ăn mòn bởi các hóa chất, khí hay ozon…
  • Phần gia cố: đây là phần cực kỳ quan trọng trong việc quyết định độ bền của ống. Hầu hết các nhà sản xuất thường lựa chọn vật liệu cấu tạo nên phần gia cố là thép, được đan xen lại với nhau để gia tăng thêm sự bền chặt. Mức áp suất mà ống thủy lực có thể chịu đựng được phụ thuộc vào số lượng và chất liệu thép gia cố. Lớp gia cố thông thường sẽ có 1 hoặc nhiều lớp các sợi dệt, các dây đan sợi hoặc các dây xoắn ốc nhằm làm tăng khả năng chắc chắn của lớp gia cố. Các sợi bện này liên kết với nhau. Đối với trường hợp sử dụng ống thủy lực nơi các hệ thống làm việc có áp suất cao thì nên lựa chọn ống có phần gia cố được làm bằng kiểu đan sợi. Tuy nhiên, nhược điểm lớn của phần lớp gia cố đan sợi đó chính là khả năng chịu va đập kém, nếu có lực va đập có thể khiến từng thớ sợi của lớp gia cố có thể bị gãy hoặc uốn cong khi bị va đập. Nếu bạn cần loại lớp gia cố có khả năng chịu được áp lực cao thì nên lựa chọn lớp gia cố được cấu tạo theo kiểu xoắn ốc, với các sợi song song theo phương dọc trục sẽ linh hoạt hơn khi sử dụng.
  • Phần ống: đây là phần trong cùng của ống thủy lực, thường có độ bóng, nhẵn và khả năng chống thấm cực kỳ cao bởi đây sẽ là lớp tiếp xúc trực tiếp với dầu thủy lực. Hầu hết các nhà sản xuất đều lựa chọn chất liệu để làm phần lõi là chất liệu nhựa nhiệt dẻo, hoặc chất liệu cao su tổng hợp để chế tạo.

Ong Thuy Luc Mem

Ống thủy lực mềm được cấu tạo từ 3 phần chính

 

Back to list

Leave a Reply

Your email address will not be published.